♂→Thpt-Nguyễn Trung Trực ←♀
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
♂→Thpt-Nguyễn Trung Trực ←♀

diễn đàn thứ 2 của nguyễn trung trực
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 [VĂN] Phân tích đoạn 2 của tác phẩm "Bình Ngô Đại Cáo" của tác giả Nguyễn Trãi

Go down 
Tác giảThông điệp
apple_3107
Oº°‘¨ Người mới¨‘°ºO
Oº°‘¨ Người mới¨‘°ºO
apple_3107


Tổng số bài gửi : 4
Reputation : 0
Join date : 29/04/2011
Age : 28
Đến từ : một nơi nào đó

[VĂN] Phân tích đoạn 2 của tác phẩm "Bình Ngô Đại Cáo" của tác giả Nguyễn Trãi Empty
Bài gửiTiêu đề: [VĂN] Phân tích đoạn 2 của tác phẩm "Bình Ngô Đại Cáo" của tác giả Nguyễn Trãi   [VĂN] Phân tích đoạn 2 của tác phẩm "Bình Ngô Đại Cáo" của tác giả Nguyễn Trãi Icon_minitimeFri Apr 29, 2011 3:51 am

Đây chỉ là đoạn hai thôi, các bạn tham khảo nhé \^_^/

Nguyễn Trãi là một nhà văn lớn và là một vị anh hùng của dân tộc. “Bình Ngô Đại Cáo là áng văn chính luận – một tác phẩm kiệt xuất của Nguyễn Trãi cũng như của kho tàng văn học dân tộc. Tác phẩm gồm bốn phần. Đoạn hai của bài tố cáo tội ác “trời không dung, dất không tha” của giặc Minh.
Sau khi nêu lập trường chính nghĩa, Nguyễn Trãi đã vạch trần dã tâm xâm lược của giặc, chúng đã lợi dụng mâu thuẫn giữa nhà Trần và nhà Hồ, lấy chiêu bài “phò Trần diệt Hồ” để xâm lược nước ta. Từ “thừa cơ” đã nói lên tất cả tội ác xâm lược nước ta của giặc
“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh.”
Tiếp đến, Nguyễn Trãi tố cáo tội ác tàn sát, giết hại dân lành của giặc Minh. Chúng sát hại cả những người dân vô tội, những đứa trẻ thơ hiền lành. Lời văn giàu hình tượng, cảm xúc, ngùn ngụt căm thù.
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ.”
Chúng còn lừa dối nhân dân, bóc lột nhân dân ta bằng thuế khóa nặng nề, “người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc”, “người bị đem vào núi đãi cát tìm vàng”, khiến nhân dân ta điêu đứng, khổ cực. Chúng vơ vét tài nguyên khoáng sản, tàn sát cả loài “côn trùng cây cỏ”.
Đối lập với người dân vô tội là hình ảnh kẻ thù tàn ác, man rợ. Nguyễn Trãi nói về bọn giặc với hình ảnh, lời lẽ thể hiện lòng căm thù cao độ.
“Thằng há miệng, đứa nhe răng, màu mỡ bấy no nê chưa chán”
Để diễn tả tội ác chất chồng của giặc, để nói lên nỗi căm hờn chất chứa của nhân dân. Nguyển Trãi kết thúc bản cáo trạng bằng câu văn đầy hình tượng
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội.
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”
Từ đó, Nguyễn Trãi đưa ra kết luận: nhân dân ta không thể tha thứ cho tội ác của giặc
“Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần dân chịu được”
Lời văn trong bản cáo trạng đanh thép thống thiết, khi uất hận, sôi trào, khi cảm thương tha thiết. Đoạn hai của bài văn chứa đựng những yếu tố của bản tuyên ngôn nhân quyền.
Tội ác của giặc Minh quả là “trời không dung đất không tha”, vậy nên nhân dân Việt Nam ta lúc bấy giờ dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi đã đứng lên đánh đuổi giặc Minh, buộc chúng phải thua chạy về nước và mang nỗi nhục nhã ngàn năm không rửa nổi. Đoạn ba, bốn tiếp theo của bài cáo đã thể hiện rõ nội dung này.
Đoạn hai là một phần trong hệ thống lập luận gồm bốn phần của bài cáo. Qua đó ta thấy văn phong chính luận xuất sắc và tấm lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi.
Với nghệ thuật chính luận tài tình, với cảm hứng trữ tình sâu sắc, Đại cáo bình Ngô tố cáo tội ác kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập, một áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta
Về Đầu Trang Go down
 
[VĂN] Phân tích đoạn 2 của tác phẩm "Bình Ngô Đại Cáo" của tác giả Nguyễn Trãi
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [VĂN] Phân tích đoạn 1 của tác phẩm "Bình Ngô Đại Cáo" của tác giả Nguyễn Trãi
» [VĂN] PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH "TRAO DUYÊN" CỦA NGUYỄN DU
» Đi du lịch Phan Thiết
» Dien Dan THPT NGuyen Trung Truc

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
♂→Thpt-Nguyễn Trung Trực ←♀ :: ๑۩۞۩๑ Góc học tập ๑۩۞۩๑ :: -‘๑’- Khối xã hội -‘๑’- :: -‘๑’- Tiếng Anh, Địa, Văn, Sử -‘๑’--
Chuyển đến