♂→Thpt-Nguyễn Trung Trực ←♀
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
♂→Thpt-Nguyễn Trung Trực ←♀

diễn đàn thứ 2 của nguyễn trung trực
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 CUỘC THI CÙNG NON SÔNG CẤT CÁNH

Go down 
Tác giảThông điệp
apple_3107
Oº°‘¨ Người mới¨‘°ºO
Oº°‘¨ Người mới¨‘°ºO
apple_3107


Tổng số bài gửi : 4
Reputation : 0
Join date : 29/04/2011
Age : 28
Đến từ : một nơi nào đó

CUỘC THI CÙNG NON SÔNG CẤT CÁNH Empty
Bài gửiTiêu đề: CUỘC THI CÙNG NON SÔNG CẤT CÁNH   CUỘC THI CÙNG NON SÔNG CẤT CÁNH Icon_minitimeFri Apr 29, 2011 3:22 am

mong là sẽ giúp được các bạn
nếu có sai xót xin các bạn hãy góp ý hay sửa lại cho đúng (cám ơn trước) CUỘC THI CÙNG NON SÔNG CẤT CÁNH 3672028600

1/50 CÂU HỎI ĐÁP NGẮN:

Câu 1 : Lễ hội Katé là lễ hội của dân tộc nào?
Của dân tộc Chăm

Câu 2 : Lễ hội đua bò Bảy Núi diễn ra thời điểm nào? Là lễ hội của đồng bào dân tộc nào?
Diễn ra vào thời điểm cùng lẽ hội Đôn-ta (lễ cúng ông bà) 29/8 đến mùng 1/9 âm lịch. Lễ hội này của dân tộc Khmer, Nam Bộ

Câu 3 : Bánh pía là đặc sản của miền Tây (đồng bằng sông Cửu Long). Nhưng bánh pía là món quà đặc trưng của tỉnh nào?
Món quà đặc trưng của tỉnh Sóc Trăng

Câu 4: Bưởi năm roi là giống bưởi nổi tiếng được trồng nhiều nhất ở đâu? (xã, huyện,
tỉnh)

Vĩnh Long

Câu 5 : Khi viết bản tường trình về vương quốc Đàng Trong, giáo sĩ Bo-ri từng viết đến một “hải cảng đẹp nhất, nơi mà thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán (…). Thành phố đó lớn lắm, đến nỗi người ta có thể nói nó có hai thị trấn, một của người Trung Quốc, và một của người Nhật Bản”. Bo-ri đã mô tả về thành phố cảng nào ở nước ta?
Thành phố cảng Hội An

Câu 6 : Hãy kể các món bún ở các miền đất nước ta mà em biết? Cho biết tên món bún nổi tiếng của Huế.
Bún nước lèo, bún chả, bún riêu, bún ốc, bún cá, bún thang, bún mọc, bún bung, bún mắm
Món bún nổi tiếng ở Huế là bún bò Huế

Câu 7 : Kể tên 3 danh thắng di tích du lịch nổi tiếng của Đồng Đăng (Lạng Sơn) đã được đưa vào ca dao Việt Nam. Danh thắng nào do tự nhiên tạo ra?
Phố chợ Kỳ Lừa, chùa Tam Thanh, núi Vọng Phu. Danh thắng do tự nhiên là núi Vọng Phu

Câu 8 : Cho biết tên đặc sản của Phan Thiết?
Nước mắm nhĩ, bánh căn, mực một nắng, trái thanh long

Câu 9 : Cho biết tên các di sản phi vật thể của Việt Nam được thế giới công nhận ?
Nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, ca trù, quan họ Bắc Ninh

Câu 10 : Cho biết tên Di sản thiên nhiên thế giới của nước ta dược UNESCO công nhận ?
Động Phong Nha, vịnh Hạ Long

Câu 11 : Vùng biển Nha Trang có san hô tập trung ở đâu ?
Đảo Hòn Mun

Câu 12 : Em cho biết vì sao Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất nước ta ?
Có hệ thống sông ngòi chằng chịt đặc biệt là 2 nhánh của sông Mê Công là sông Tiền và sông Hậu bồi đắp phù sa cho đồng bằng nên đất đai màu mỡ, Và ở đây có diện tích đồng bằng lớn nhất cả nước
Về mặt xã hội thì người dân có truyền thống canh tác lâu đời nên có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Dân cư đông nên nhiều lao động và hầu hết người dân sống ở nông thôn nên càng có điều kiện để phát triển


Câu 13 : Tại sao vùng biển cực Nam Trung Bộ có những cánh đồng muối nổi tiếng ?
Vùng biển nước ta có độ muối khá cao: 30-33 phần nghìn. Nam Trung Bộ là nơi hàng năm nhận được nhiệt lượng lớn từ mặt trời nên khả năng bốc hơi của nước rất tốt. Người dân ở đây cũng có truyền thống làm muối lâu đời, có nhiều kinh nghiêm làm muối.

Câu 14 : Nét đặc trưng của địa hình vùng núi Đông Bắc nước ta là gì?
Vùng Đông Bắc là vùng lãnh thổ phía Bắc ,chiếm 30,7 % diện tích. Với đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến Quảng Yên thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh , Đông Bắc không chỉ có phần đất liền rộng lớn mà còn có cả vùng biển giàu tiềm năng ở phía Đông Nam . Thuận lợ giao lưu với các tỉnh Nam Trung Quốc , Tây Lào , Đồng bằng Sông Hồng , Bắc Trung Bộ

Câu 15 : Nhà máy lọc dầu Dung Quất là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam được xây dựng tại đâu? (xã, huyện, tỉnh)
Xã Bình Thuận và Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Câu 16 : Cầu Mỹ Thuận được xây dựng năm nào? Cho biết giá trị kinh tế của cây cầu này?
Khởi công: 06/7/1997
Hoàn thành: 21/5/2000
Hiện nay mỗi ngày có khoảng trên 13.000 tấn hàng hóa được lưu thông qua nó và tiết kiệm cho Việt Nam cả hơn hằng trăm tỉ đồng mỗi năm. Bên cạnh đó, chiếc cầu này con mang một nét tuyệt vời về giá trị thẩm mỹ, thu hút khách du lịch từ mọi miền đất nước

Câu 17 : Cho biết ấn tượng nhất của Vịnh Hạ Long là gì?
Ấn tượng nhất có lẽ là hàng ngàn đảo đá nhấp nhô

Câu 18 : Kể tên ba chợ nổi tiếng nhất ở Hà Nội, Huế và TPHCM ?
Chợ Đồng Xuân ( Hà Nội ) , chợ Lớn ( Sài Gòn ) , Chợ Đông Ba ( Huế )

Câu 19 : Kể tên các công trình kiến trúc ở hồ Hoàn Kiếm ?
Tháp Rùa, đảo Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, tháp Bút, đài Nghiên, Tháp Hoà Phong, Đền Bà Kiệu, Nhà Thuỷ Tạ

Câu 20 : Các thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng ở Cố đô Huế ?
Quần thể di tích Cố đô Huế, Chùa Thiên Mụ, Văn Miếu, Sông Hương, Bãi biển Thuận An, Lăng Khải Định

Câu 21 : Kể tên một số trường THPT trong thành phố Hồ Chí Minh có kiến trúc cổ phương Tây?
THPT Lê Quý Đôn, THPT Nguyễn Thị Minh Khai

Câu 22 : Cho biết tên các cảng lớn ở Việt Nam ? Theo em cảng Sài Gòn trong tương lai sẽ phát triển như thế nào ?
Cảng Hải Phòng, Cảng Sài Gòn, Cảng Cái Lân, Cảng Cần Thơ, Cảng Hòn Gai, Cảng Quy Nhơn, Cảng Đà Nẵng, Cảng Nha Trang, Cảng Thuận An, Cảng Cam Ranh, Cảng Chân Mây, Thương cảng Vũng Tàu.
+ Ý nghĩa của cảng Sài Gòn đáp ứng nhu cầu cạnh tranh, giúp nâng cao năng lực và chất lượng cảng Việt Nam. Đây là một cảng biển đóng vai trò rất quan trọng trong việc cạnh tranh với các cảng biển quốc tế

Câu 23 : Kể tên các cao nguyên ở Tây Nguyên. Cho biết các thành phố Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt nằm trên các cao nguyên nào ?
Cao nguyên Kon Tum, Cao nguyên Đăk Lăk ( Buôn Ma Thuột ), Cao nguyên Lâm Viên ( Đà lạt , Pleiku ), Cao nguyên Di Linh

Câu 24 : Hãy cho biết tên một làn điệu dân ca phong phú và đa dạng ở đồng bằng sông Hồng, đã được nhắc đến trong bài hát trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mà nhạc sĩ Đình Văn trình bày rất thành công.

Hò đối đáp

Câu 25 : Gốm sứ Bát Tràng được sản xuất ở đâu? Bao gồm các loại đồ gốm nào?
Xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm ( Hà Nội )

Bao gồm:Đồ gốm gia dụng, Đồ gốm dùng làm đồ thờ cúng, Đồ trang trí

Câu 26 : Vào khoảng thế kỷ thứ VII TCN, các tộc người Việt cổ sống trên đất Bắc Việt Nam đã hợp nhất lại, dựng nên quốc gia đầu tiên có tên gọi là gì?
Nhà nước Văn Lang

Câu 27 : Quốc hiệu Đại Cồ Việt được xác định vào khoảng thời gian nào ở nước ta?
Quốc hiệu Đại Cồ Việt tồn tại 86 năm kể từ khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn, lên ngôi hoàng đế năm 968 cho đến đời vua Lý Thánh Tông năm 1054

Câu 28 : Quốc hiệu Đại Việt của nước ta có từ bao giờ và kéo dài đến khoảng thời gian nào?
Quốc hiệu Đại Việt tồn tại tổng cộng trong thời gian 723 năm, bắt đầu từ thời vua Lý Thánh Tông đến thời vua Gia Long (1054 - 1804 ). Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam, quốc hiệu Đại Việt chấm dứt hoàn toàn.

Câu 29 : Nền giáo dục Đại Việt chính thức ra đời vào thời gian nào và nhằm mục đích gì?
Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, nhằm mục đích nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước

Câu 30 : Những nguyên nhân nào đã dẫn đến việc đất nước ta bị chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài?
Do mâu thuẫn giữa Trịnh Kiểm và Nguyễn Hoàng. Năm 1627, chiến tranh Trịnh-Nguyễn bùng nổ, không phân được thắng bại, hai bên giảng hòa, lấy sông Gianh là ranh giới chia đất nước làm hai với hai chính quyền riêng biệt

Câu 31 : Sau thất bại của cuộc kháng chống xâm lược nào của nhân dân ta đã đẩy nước nhà vào cảnh Bắc thuộc 1000 năm?
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc

Câu 32 : Nền văn hóa Sa Huỳnh (ven biển Trung bộ và Nam Trung bộ Việt Nam) trước đây đã hình thành nên quốc gia cổ nào ?
Quốc gia cổ Cham-pa

Câu 33: Bộ luật nào sau đây quy định:
-Bán ruộng đất ở biên cương cho người ngoại quốc thì xử chém.
-Đào trộm đê đập làm thiệt hại nhà cửa, lúa má thì xử đồ, lưu, bắt đền tổn
hại…

Quốc Triều Hình Luật (luật Hồng Đức)

Câu 34 : Bình Ngô Đại Cáo có đoạn:
Đem đại nghĩa thắng hung tàn,
Lấy chí nhân thay cường bạo […]
Xã tắc từ đây vững bền,
Giang sơn từ đây đổi mới […]
Đoạn văn trên nói về trận thắng nào của Lê Lợi ?

Trận thắng quân giặc Minh

Câu 35 : Thành (quân sự) nào được xây dựng và trở thành một điển hình về nghệ thuật xây thành ở nước ta?
Thành Cổ Loa

Câu 36 : Thế kỷ XVI-XVII, một phố cảng nào ở nước ta phát triển khá sầm uất, mà “nhiều thương nhân nước ngoài như Nhật Bản, Trung Hoa, Hà Lan, Anh, Pháp đã xin lập phố xá, cửa hàng để có thể buôn bán lâu dài”?
Phố cảng Hội An

Câu 37 : Vị vua nào ở nước ta lần đầu tiên cho dịch sách ra chữ Nôm đưa chữ Nôm vào nội dung thi cử?
Vua Quang Trung

Câu 38 : Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, thì dưới triều đại nào Quốc sử quán được thành lập?
Triều Hậu Lê và triều Nguyễn

Câu 39 : Ghe thuyền Việt Nam có một điều đặc biệt là có hai con mắt ở phía trước mũi. Vậy người ta đã tin rằng hai con mắt ấy sẽ giúp họ điều gì?
Tránh khỏi những nguy hiểm trên vùng sông nước như : kình ngư, cá sấu,... Con mắt trên thuyền là để dọa những con vật nguy hiểm trên sông

Câu 40 : Trong triều đình phong kiến, vua, chúa và quý tộc mặc trang phục những màu gì?
chủ yếu là màu vàng, ngoài ra còn có màu tím. xanh

Câu 41 : Những nhạc cụ đặc thù của văn hóa Tây Nguyên Việt Nam là gì? Vì sao nó đặc thù?
cồng chiêng Tây Nguyên và chỉ có ở Tây Nguyên mới có

Câu 42 : Tại sao người miền trung Việt Nam thích ăn cay?
Do phong tục từ xưa, thức ăn nhiều đồ biển tanh, do khẩu vị

Câu 43 : Trên mặt trống đồng là cả thế giới loài chim. Vậy tại sao người Việt cổ lấy biểu tượng là Chim (Hồng Bàng: một loài sếu lớn)?
Tổ tiên của người Việt chúng ta vốn sống ở bờ biển Phúc Kiến,Trung Quốc nhưng qua nhiều năm di cư họ đã đến miền Bắc Việt Nam,ở lại sống cùng với dân Anh-đô-ni-iêng bản địa và lập ra nước Văn Lang Họ thường tự sánh mình với loài chim lạc cứ mùa Đông bay về phương Nam trú rét,mùa hè quay về

Câu 44 : Một trong những thứ nước chấm dùng trong bữa ăn Việt Nam và được cả thế giới biết đến là gì?
nước mắm, nước tương tỏi ớt

Câu 45 : Dụng cụ ăn uống truyền thống của người Việt có một thứ không thể thiếu là đôi đũa. Vậy hãy kể tác dụng của đôi đũa?
Chức năng như gắp, và, xé, xẻ, dầm, khoắng, trộn, vét, lấy thức ăn ở xa…

Câu 46 : Một trong những thành tựu văn hóa Phật giáo Việt Nam thời Lý-Trần có Chuông Quy Điền. Vậy tại sao người ta đặt tên chuông này là Quy điền?
Năm 1108, Nguyên phi Ỷ Lan sai bày tôi đúc một cái chuông rất to, nặng den một vạn hai nghìn cân, đặt tên là "Giác thế chung" (Quả chuông thức tỉnh người đời). Đây được xem là một trong tứ đại khí - bốn công trình lớn của Việt Nam thời đó. "Giác thế chung" đúc xong nặng quá không treo lên được, để dưới mặt đất thì đánh không kêu. Người ta đành bỏ chuông xuống một thửa ruộng sâu bên chùa Nhất Trụ, ruộng này có nhiều rùa, do đó có tên la Quy Điền chuông (chuông ruộng rùa)

Câu 47 : Tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang-Âu Lạc là gì ?
Sùng bái tự nhiên (thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực) , thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước

Câu 48: Hãy cho biết những công trình kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng ở nước ta trong các thế
kỷ XVI-XVIII ?

Chùa Thiên Mụ, tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, các tượng La Hán chùa Tây Phương

Câu 49 : Trong các thế kỷ XI-XVIII, ở nước ta có những tác phẩm thơ nôm nào bất hủ ?
Quốc âm thi tập, Chinh phụ ngâm, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều


Câu 50 : Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) diễn ra ở những địa danh nào?
Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Tây), Mê Linh (Vĩnh Phúc), Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh)

2/ 2 CÂU HỎI NGHỊ LUẬN: Học sinh trình bày trên giấy trắng.
* Đất nước trong tôi.
* Việt Nam Airlines đã chọn khẩu hiệu “Cùng non sông cất cánh”. Bạn cảm nhận điều này như thế nào?

CÁI NÀY THÌ CÁC BẠN TỰ LÀM THEO SUY NGHĨA CỦA MÌNH NHA CUỘC THI CÙNG NON SÔNG CẤT CÁNH 1018063514


làm xong cái này muốn bở hơi tai
Về Đầu Trang Go down
 
CUỘC THI CÙNG NON SÔNG CẤT CÁNH
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
♂→Thpt-Nguyễn Trung Trực ←♀ :: ๑۩۞۩๑ Góc học tập ๑۩۞۩๑ :: -‘๑’- Thư viện -‘๑’--
Chuyển đến